Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

10 cái bẫy trong quá trình ôn thi đại học, cao đẳng.

Cùng điểm qua 10 cái bẫy đó dưới đây và tìm cách tránh xa nó ra bạn nhé.

- Thông tin tuyển sinh được quan tâm: Trung Cấp Mầm Non.

1. "Bắt đầu học ở đâu bây giờ?."

Không ai có thể giúp bạn điều này, bạn cần phải tự kiểm soát lịch trình ôn thi của mình. Bạn hãy lập một thời gian biểu tất cả những nội dung mà bạn cần phải ôn thi, sau đó phân bổ Các nội dung ôn tập thành những phần nhỏ hơn, mọi thứ sẽ trở đơn giản và dễ thực hiện hơn. Nhưng học cũng phải có điểm chốt quan trọng của 1 quá trình, bạn hãy xây dựng sơ đồ học tập của mình một cách thực tiễn, không nên Nghỉ thất thường khi gần đến Kỳ thi, bởi bạn có thể bỏ lỡ một số tiết ôn tập trên lớp. Hãy dùng thời gian rảnh rỗi để lục lọi lại nội dung bài học, bạn có thể lên lịch cả giờ giải lao trong quá trình học cho mình. Hãy học ôn sớm, ngay từ đầu từ 1-2 giờ/ngày và dần dần xây dựng thành thói quen khi kì thi ngày càng đến gần. Đây là lỗi cơ bản nhất mà các thí sinh đều mắc phải trong quá trình ôn luyện thi cử. Rất dễ hiểu, chúng ta cứ cắm đầu vào việc nội dung ôn thi mà vô tình quên bắn đi 1 điều rất quan trọng: Ôn thi như thế nào mới hiệu quả. Chúng ta thiếu kiểm soát "lịch trình" và "thời gian ôn thi" 1 cách có khoa học. Dĩ nhiên mỗi lúc chuẩn bị ôn bài chúng ta bắt đầu lục lọi lại trí nhớ để xác định phương hướng đi của buổi trước!. Hoặc vì 1 số lý do bị tác động bởi ngoại cảnh tương tác lên bộ não, ảnh hưởng đến trí nhớ và trong 1 lúc nào đó chúng ta đã "xóa sạch" kiến thức trước đó. Điều này khiến bạn mất đi phương hướng triển khai hoạt động của bộ não khi cần mở máy để sản xuất chất xám.

2. "Khối lượng bài ôn thi quá nhiều"

- Cập nhật tin tức tuyển sinh: Trung Cấp Y Hà Nội.

Lập trình tư duy lại các bài đã học, xem lại một cách kĩ lưỡng chương trình học, Các tài liệu bổ trợ và những bài ghi trên lớp của bạn. Việc ôn tập lại những phần đã học sẽ rút ngắn được thời gian đặc biệt đối với những bài không phải là tác phẩm văn học, bởi nó giúp bạn tổ chức sắp xếp lại những nội dung chính và chú trọng vào chúng. Vì vậy, bạn hãy áp dụng phương pháp thời gian khoa học vào cách học của riêng bạn, áp dụng nó vào những tài liệu bạn đang phải học, nhưng cần phải nhớ là việc xem lại các bài đã học không phải là cách thay thế hiệu quả cho việc đọc chúng từ trước. 



3. "Coi thường một nội dung nào đó" 

Tấn công vào các phần đó. Hãy chủ động với những bài bạn đọc của bạn. Bạn hãy tự hỏi mình xem “Cái gì quan trọng cần phải nhớ trong phần này?”. Bạn cũng nên ghi chú hay gạch chân những khái niệm chính trong bài, sau đó hãy thảo luận chúng với các bạn học trong lớp. Bạn nên học nhóm cùng nhau. Tuy nhiên, lưu ý là bạn nên đối mặt với những phần mà bạn thấy không hứng thú hơn là chỉ đọc chúng một cách thụ động mà lại bỏ qua mất những ý quan trọng. 

4. "Thiếu tập trung, tư tưởng bị phân tán?." 

- Thuật nhớ: Đó là bất cứ phương pháp trợ giúp trí nhớ nào mà giúp ta liên hệ thông tin mới với những gì mà ta quen thuộc. Ví dụ như khi phải nhớ một công thức hay một phương trình toán học nào đó, chúng ta có thể dùng những chữ cái trong bảng chữ cái alphabet để thay thế cho những con số nhất định. Sau đó chúng ta có thể đổi những công thức trừu tượng đó thành một từ hay một cụm từ có ý nghĩa hơn, nhờ đó mà chúng ta sẽ nhớ nó tốt hơn. Những cách liên hệ tương tự như vậy cũng có thể đem lại hiệu quả, đặc biệt khi ta đang cố gắng học một ngôn ngữ mới nào đó. Song vấn đề mấu chốt ở đây lại là phải tạo ra sự liên hệ của riêng bạn, nhờ thế mà bạn sẽ không quên mất chúng. 

5. "Tự đề cao khả năng của bản thân"

Tự mình kiểm tra mình. Bạn hãy đặt ra các câu hỏi cho những nội dung chính trong bài học hay trong bài ghi của bạn. Hãy luôn nhớ những gì mà thầy giáo bạn đã nhấn mạnh trong quá trình học. Hãy thử kiểm tra mối quan hệ giữa các khái niệm với các phần các chương. Thông thường bằng một cách đơn giản là thay đổi tiêu đề của các phần các chương thì bạn có thể tạo ra rất nhiều câu hỏi có hiệu quả cho việc học. Ví dụ như một phần có tiêu đề là "Sự bàng quan của kẻ ngoài cuộc" có thể được đổi thành các câu hỏi đại loại như "Thế nào là sự bàng quan của kẻ ngoài cuộc?" "Nguyên nhân gây ra sự bàng quan này là gì?" "Nêu một vài ví dụ về sự bàng quan của kẻ ngoài cuộc?". 

6. "Áp lực vì phải nhồi nhét kiến thức" 

Hệ thống lại những gì đã học. Bạn sẽ nhớ lại những kiến thức đã học tốt hơn, có hệ thống hơn nếu chúng được trình bày trong một dàn ý có tổ chức. Có nhiều cách có thể giúp bạn hệ thống tổ chức một lượng kiến thức mới, chúng bao gồm những cách sau: 

- Lập dàn ý hay làm tóm tắt, chú trọng vào quan hệ giữa các phần các chương. 

- Nhóm các ý thành từng nhóm, từng mục một nếu có thể. 

7. "Khái niệm bị làm mới liên tục"

Xem lại bài. Sau khi đọc xong một phần bạn nên cố gắng nhớ lại tất cả những gì đã được đề cập trong phần đó. Rồi bạn hãy thử trả lời những câu hỏi mà bạn đã đặt ra cho phần mình vừa đọc. Nếu bạn không thể nhớ được hết thì hãy đọc lại những phần mà bạn thấy khó nhớ. Bạn dành càng nhiều thời gian để học thì thường sau đó bạn sẽ càng phải xem lại chúng. Thậm chí với những chỗ bạn có thể nhớ ra ngay lập tức thì học thêm sẽ làm cho khả năng đột nhiên bạn quên toàn bộ những gì đã học ít xảy ra hơn. Nói cách khác là bạn không thể học quá nhiều. Tuy nhiên cách bạn sắp xếp tổ chức và liên hệ các vấn đề với nhau như thế nào sẽ quan trọng hơn là bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc học. 

8. "Nhưng tôi thích học ở trên giường"

Hãy chú ý đến điều kiện học. Việc ôn tập trước khi thi của bạn sẽ tốt hơn khi điều kiện học tương tự điều kiện lúc thi (vị trí tự nhiên cũng như trạng thái cơ thể, tâm lí, tình cảm). Nếu càng giống nhau bao nhiêu thì khi làm bài thi bạn sẽ cảm thấy nhớ lại những gì bạn đã học ôn càng dễ dàng bấy nhiêu. 


9. "Học nhồi nhét trước hôm thi sẽ giúp đầu óc tôi tỉnh táo hơn"

Hãy dãn thời gian học của mình - học ngay từ bây giờ. Bạn nên duy trì việc học ôn một cách liên tục. Hãy bắt đầu với việc học 1-2 giờ/ngày trong khoảng một tuần trước kì thi, sau đó hãy tăng thời gian học khi kì thi càng đến gần. Nhờ vậy mà lượng kiến thức sẽ được tăng lên nếu thời gian học của bạn được dàn đều.

 10. "Tôi sẽ thức cả đêm đến khi nào hiểu được vấn đề này thì thôi"

Hãy tránh tình trạng cơ thể bị kiệt sức. Trong khi học bạn hãy thường xuyên nghỉ giải lao. Trước hôm thi bạn nên để đầu óc mình được nghỉ ngơi. Trong lúc giải lao và truớc khi đi ngủ đừng nên nghĩ về chuyện bài vở học hành. Bạn hãy để cả đầu óc lẫn cơ thể bạn được thư giãn. Nếu không, giờ giải lao cũng sẽ không làm bạn tỉnh táo hơn và bạn sẽ thấy mất ngủ cả đêm. Lúc này tự chăm sóc bản thân bạn trước kì thi sẽ quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn nên có chế độ ăn ngủ tốt và học hành hợp lí.

- Thông tin tuyển sinh liên tục: Trung cấp Dược Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét